Giỏ hàng

Thương hồn

Thương hiệu: Huy Hoang Bookstore
| |
60,000₫ 75,000₫

Dịch giả: An Lạc Group

Nhà xuất bản: Văn học

Khổ giấy: 13.5 x 20.5 cm

Năm xuất bản: 2015

Số trang: 287

Hotline hỗ trợ: 0946089119
|

Dịch giả: An Lạc Group

Nhà xuất bản: Văn học

Khổ giấy: 13.5 x 20.5 cm

Năm xuất bản: 2015

Số trang: 287

Số lượng

Những năm gần đây, tôi liên tục quen thêm một số người, và cũng liên tục quên đi một số người; liên tục trải qua một số chuyện, và cũng liên tục lãng quên một số chuyện; liên tục nói thêm một vài điều, và cũng liên tục lãng quên một vài điều; liên tục nảy sinh những phẫn uất và bất lực, những sợ hãi và hoài nghi, và cũng liên tục lãng quên những phẫn uất và bất lực, những sợ hãi và hoài nghi…

Thế là, tôi lại nghĩ rằng, đời người, kỳ thực, chính là một quá trình lãng quên không ngừng nghỉ – trước tiên là lãng quên những bạn bè chơi nghịch thuở ấu thơ, tiếp đến là những người bạn thân thời tuổi trẻ, sau nữa, là những người bạn chí cốt tuổi trung niên…

Tuy nhiên, ngẫm lại, chứng “hay quên” hoặc giả chứng “lãng quên” cũng không phải là cố tật của những người cùng thế hệ với tôi, mà có lẽ là chứng bệnh phổ biến của cả thời đại. Bạn thấy đấy, bao chặng đường khổ nạn, bao ký ức đau thương, bao chuyện cũ không muốn nhắc, xưa đó từng bàng hoàng chấn động, khắc cốt ghi tâm, mà sau chẳng vẫn cứ bị “bàn tay vô hình” của thời gian hững hờ che lấp, phai mờ, pha loãng, rồi lau xoá, cuối cùng hoá thành những làn khói nhạt nhoà…

Vì thế, “lãng quên” nói tới cùng, kỳ thực vẫn là một bản tính thiên bẩm của con người, hoặc chính xác hơn, chính là một bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu trong tính cách của dân tộc Trung Hoa. Nếu không, thì trong lịch sử và văn hoá của dân tộc Trung Hoa đã không đầy rẫy những thành ngữ và điển cố có liên quan tới “lãng quên”, kiểu như “quên sử mất gốc”, “được cá quên nơm”, “đắc ý quên hình”, “quên ta quên vật”… Hơn nữa, dường như e sợ “lãng quên” chưa đủ triệt để, người xưa còn mượn câu chuyện thần thoại, dày công khơi ra cả một dòng sông tên gọi “Vong Xuyên” (dòng sông quên lãng), và bắc một cây cầu Nại Hà qua đó, phái một bà lão tên gọi Mạnh Bà đứng canh ở đầu cầu, cưỡng bức phát một bát canh Mạnh Bà cho tất cả những vong hồn đi sang âm giới. Nghe nói, chỉ cần uống bát canh này, thì bất kể là vua chúa quý tộc, quan lại quý nhân, nghệ sĩ nổi danh, con buôn lính quèn, đều sẽ lập tức quên sạch sành sanh tất cả mọi việc thiện ác đã làm khi còn sống, linh hồn lại trở thành một tờ giấy trắng, để vui vẻ sạch sẽ mà tiếp tục đi đầu thai làm người… 

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM