Ngang dọc đường trà
Có câu nói chén trà là đầu câu chuyện, đúng vậy ha, văn hóa thưởng trà của người Việt Nam đã có từ xưa xửa xừa xưa rồi.
Nếu như lần trước tớ đã cho lên sóng cuốn Lịch sử của trà viết về trà ở khắp nơi trên thế giới thì lần này, Ngang dọc đường trà lại tập trung vào món trà đặc sắc của riêng Việt Nam Tổ Quốc tôi. Ngang dọc đường trà là ghi chép 10 năm của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng xuyên suốt cuộc hành trình vi vu khắp mọi miền đất nước, theo chân những tao nhân mặc khách để tìm cảnh đẹp hay trà ngon để thưởng thức.
Điều tớ thấy ngạc nhiên hơn cả là hóa ra có cả lễ cúng cây trà tổ của người H'Mông nữa cơ quý dzị ạ đúng là lần đầu tiên được biết đến luôn. Thậm chí là có cả nghệ thuật đun nước pha trà, nghệ thuật xịn luôn ấy chứ đọc cứ mắt chữ O mồm chữ A các bác ơi. Trong Ngang dọc đường trà thì tớ thích nhất là chương 3 và chương 4, đặc biệt là chương 4 cực kỳ cực kỳ cực kỳ hợp tình hợp lý với những bạn nào muốn có bí kíp chăm sóc sắc đẹp skincare mỗi tối bằng trà nhá.
Thiên Tư
Tóm gọn lại Ngang dọc đường trà tớ đánh giá là cuốn sách ổn không chỉ dành cho những bạn nào muốn tìm hiểu thêm về trà Việt Nam mà còn dành cho những bạn có sở thích uống trà hóng drama như tớ hihi, nể thực sự sự ghi chép siêu tỉ mỉ của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Bìa lại còn xinh chần chừ gì mà không quất luôn phải không quý dzị.
Ngang dọc đường trà là những trang chữ tỉ mỉ và cẩn thận, có chọn lọc lại chân thật và phóng khoáng vô cùng, giúp người đọc đặc biệt là những người quan tâm đến món trà Việt Nam hiểu được phần nào những văn hóa thưởng trà hay có một cái nhìn rõ ràng hơn về nghề trà. Đọc Ngang dọc đường trà bản thân tớ cũng vỡ ra được nhiều thứ cũng như được tu bổ thêm kiến thức bổ não ghê há. Ví dụ như nói đến trà là hình dung ra ngay "cánh đồng" trà xanh rì bát ngát mà hóa ra có cả cây cổ thụ trà các bác ạ hay thế chứ lị. Hay Thái Nguyên không phải là nơi duy nhất sản xuất ra trà ngon. Bản thân tác giả là người đam mê thưởng trà nên lại càng ghi chép mạch lạc, cung cấp được phần nào những hiểu biết thêm cho người đọc á.